Kim cương là một món trang sức đắt giá với sức hấp dẫn kỳ lạ. Không chỉ có màu sắc, ngoại hình đẹp nó còn có giá trị thương mại rất lớn. Nhưng không phải ai cũng biết kim cương là gì, nó được khai thác như thế nào hay cấu tạo ra sao. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về chất liệu tuyệt vời này trong bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Bạn có biết kim cương là gì chưa?
Dạng thù hình độc đáo của Carbon
Carbon là một trong những nguyên tố độc đáo và được nhiều người nghiên cứu. Trong số các dạng thù hình của nó, kim cương là dạng độc đáo và có giá trị thương mại rất cao.
Loại vật liệu đắt đỏ làm say đắm bất kì ai
Kim cương rất cứng và sở hữu khả năng quan học tốt. Chúng được ứng dụng nhiều trong các ngành công nghiệp nặng và ngành kim hoàn.
Những viên kim cương đẹp, độc đáo có giá trị kinh tế rất lớn. Nó được xem là vật liệu có thể khiến bất kỳ cô nàng nào say đắm.
Ngoài kim cương tự nhiên, các nhà nghiên cứu đã có thể sản xuất kim cương công nghiệp. Tuy nhiên chúng không được đánh giá cao và không được ưa thích bằng kim cương tự nhiên.
Như vậy, bạn đã biết kim cương là gì và độc đáo ra sao. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem có những loại kim cương nào nhé.
Kim cương được phân loại như thế nào?
Phân loại kim cương được coi là một bộ môn khoa học khá phức tạp. Nó dựa vào mức độ của các loại tạp chất hóa học tồn tại bên trong chúng. Kim cương được phân chia thành 4 loại theo mức độ: Loại Ia, Ib, IIa và IIb.
Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu chi tiết về từng loại để hiểu các loại kim cương là gì nhé.
Kim cương loại I
Đây là loại phổ biến nhất hiện nay. Nó có chứa các loại nguyên tử nitơ với nồng độ khoảng 0,1%. Chúng hấp thụ trong cả hai vùng tia cực tím và hồng ngoại. Chúng cũng có tính đặc trưng là huỳnh quang và phổ hấp thụ có thể nhìn thấy được.
Kim cương loại Ia
Kim cương loại Ia chiếm tới 98% tổng số trên thế giới. Lượng tạp chất nitơ bên trong nó tăng lên 0,3% và được nhóm bên trong mạng lưới carbon. Phổ hấp thụ có thể khiến viên kim cương hấp thụ ánh sáng màu xanh và trở thành màu vàng nhạt hoặc gần như không màu.
Kim cương loại Ib
Loại này chiếm 0,1 % tổng số lượng kim cương trong tự nhiên. Chúng chứa khoảng 0,05 % nitơ nhưng các tạp chất này có tính lan tỏa hơn nhiều. Các nguyên tử đó phân tán khắp các tinh thể thành từng vùng khác nhau bị cô lập.
Đặc điểm của loại Kim cương là gì? Chúng có khả năng hấp thụ ánh sáng xanh lá cây và xanh da trời. Chúng có màu vàng hoặc nâu, thường tối hơn loại Ia. Những viên kim cương hoàng yến cực kỳ quý hiếm thuộc loại này.
Kim cương loại II
Loại kim cương này có lượng tạp chất nitơ không dễ gì đo lường. Chúng hấp thụ một vùng ánh sáng hồng ngoại khác. Từ đó, chuyển tiếp trong vùng ngoại ở khoảng dưới 225nm.
Không giống kim cương loại I, chúng không có phổ hấp thụ nhìn rõ. Các tinh thể theo xu hướng lớn và bất thường về hình dạng. Chúng hình thành dưới áp lực rất cao trong khoảng thời gian dài hơn.
Loại II chiếm từ 1 đến 2% tổng số kim cương được tìm thấy trong tự nhiên. Chúng gần như không có lẫn tạp chất bên trong nên không có màu và dẫn nhiệt cực kỳ tốt.
Loại IIa
Kim cương loại này có thể biến dạng cấu trúc nếu đem xử lý trong môi trường nhiệt độ và áp suất cao. Phần lớn chúng được tìm thấy, khai thác ở Úc.
Cullinan, Koh-i-Noor là hai trong số những viên kim cương nổi tiếng trên thế giới thuộc loại IIa.
Loại IIb
Nếu bạn đang tìm hiểu xem kim cương là gì, đây chính là thông tin không thể bỏ qua.
Chiếm khoảng 0,1% tổng số kim cương tự nhiên, chúng là loại kim cương quý hiếm bậc nhất. Rất nhiều viên kim cương quý hiếm, có giá trị nhất trên thế giới thuộc loại IIb.
Ngoài việc chứa hàm lượng nitơ thấp, phổ hấp thụ carbon của loại IIb giúp nó hấp thụ ánh ánh vàng, đỏ và cam. Cũng có một số kim cương màu xanh và xám rất đặc sắc. Mức độ tạp chất rất thấp còn tạo ra nhiều viên đá quý không màu.
Có một số viên kim cương mang màu xanh lá cây đặc sắc trong tự nhiên không thuộc loại nào. Màu xanh có được nhờ việc tiếp xúc với bức xạ ion hóa ở nhiều mức độ khác nhau.
Những tiêu chuẩn chính để đánh giá kim cương là gì?
Dựa vào tính chất và đặc điểm riêng, Viện Ngọc học Hoa Kỳ đã đưa ra tiêu chuẩn GIA. Tiêu chuẩn này giúp đánh giá kim cương thông qua những đặc điểm riêng của chúng.
Hãy xem tiêu chuẩn đánh giá kim cương là gì nhé.
Màu sắc (Color)
Một viên đá quý lý tưởng là viên không màu. Tuy nhiên, hầu hết kim cương tồn tại trên thế giới đều có màu. Do vậy, GIA sẽ đánh giá một viên kim cương càng quý hiếm khi nó có độ trong suốt cao. Dưới đây là cách phân cấp màu sắc tuân theo tiêu chuẩn khắt khe của GIA.
- Không màu
- Gần như không màu
- Hơi vàng
- Vàng nhạt
- Vàng
Trọng lượng – Carat
Carat là từ mọi người thường xuyên bắt gặp. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu carat hay trọng lượng kim cương là gì.
Kích thước của một viên kim cương có ảnh hưởng rất nhiều đến giá trị của nó cũng như món trang sức ứng dụng. Thông thường, kim cương càng lớn thì sở hữu giá trị càng cao.
Trọng lượng kim cương được tính theo carat và ponit với 1 carat = 100 ponit. Đây là cách tính theo hệ thống tiền tệ của Mỹ.
Clairty – Độ tinh khiết của kim cương
Hầu hết chúng ta đều đánh giá kim cương qua hình thù và trọng lượng. Tuy nhiên, dân chơi chuyên nghiệp lại chú trọng và để tâm đến độ tinh khiết. Bởi nó thể hiện được những khiếm khuyết đang hiện diện.
Nếu một viên kim cương có vết nứt trên bề mặt hay những đốm nhỏ của carbon đen, giá trị của nó giảm đi đáng kể. Những khiếm khuyết này thường phải sử dụng kính lúp chuyên dụng chứ không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Dưới đây là những mức độ đánh giá sự tinh khiết của một viên kim cương thương mại:
- Sạch hoàn hảo
- Rất sạch
- Khuyết tật rất khó thấy
- Khuyết tật khó thấy
- Khuyết tật dễ thấy
- Khuyết tật rất dễ thấy
Những viên kim cương đạt tiêu chuẩn sạch hoàn hảo và rất sạch không dễ kiếm. Nên rất ít người may mắn chọn được cho mình những sản phẩm này. Tuy vậy, khách hàng nên chọn những viên có khuyết tật khó thấy hoặc rất khó thấy.
Cut – Dạng cắt của kim cương
Khi mua, khách hàng thường cân nhắc về hình dạng, sự xuất hiện và khả năng tỏa sáng của viên kim cương. Tuy nhiên, dạng cắt đề cập đến độ tương xứng và cân đối của nó. Đây cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng tỏa sáng của kim cương.
Dạng cắt không chỉ cho chúng ta biết viên kim cương có hình bầu dục, hình tròn hay quả lê. Nó còn chỉ ra tỷ lệ đối xứng và độ bóng sẵn có. Vẻ đẹp và giá trị của một viên kim cương ảnh hưởng rất nhiều bởi dạng cắt, hơn hẳn so với những yếu tố khác.
Rất khó để đánh giá chất lượng dạng cắt. Tuy nhiên, có 3 yếu tố tác động nhiều nhất lên dạng cắt, đó là ánh sáng, sự tỏa sáng và sự lấp lánh.
Kim cương trong dòng chảy lịch sử của con người
Kim cương được tìm thấy ở đâu?
Kim cương được tạo ra từ những khoáng vật có chứa carbon ở sâu trong lòng đại dương và lòng đất. Điều kiện để chúng hình thành là có áp suất và nhiệt độ cao. Đây là một thông tin quan trọng cần biết nếu bạn đang tìm hiểu kim cương là gì.
Sâu 150 km trong lòng đất, kim cương được hình thành ở nhiệt độ 12.000 độ và áp suất 4.905.000.000 kg/m2. Trong đại dương, quá trình này diễn ra ở những vùng sâu hơn nhiều để đảm bảo điều kiện nhiệt độ và áp suất. Khi hai yếu tố này giảm xuống, những viên kim cương cũng theo đó lớn dần lên.
Khoảng 49% kim cương đang bán trên thế giới được khai thác ở Nam và Trung Phi. Ngoài ra, Canada, Ấn độ, Brasil, Nga và Ấn độ cũng là những đất nước nổi tiếng về kim cương.
Lịch sử ứng dụng của kim cương là gì?
Theo các chuyên gia, kim cương đã hình thành trên mặt đất từ rất lâu. Nó rơi vào khoảng 1 tỷ đến 3,5 tỷ năm. Không chỉ vậy, nó còn xuất hiện ở những điều kiện tự nhiên có nhiệt độ và áp suất cao khác.
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy nhiều mẫu kim cương bên trong tâm thiên thạch. Dù có kích thước rất nhỏ, nó cũng khiến mọi người thích thú và chú ý. Điều này xảy ra là do khi tiên thạch rơi xuống tạo nên một vùng không gian có nhiệt độ và áp suất cực lớn. Kết hợp với tính chất của thiên thạch, các tinh thể kim cương đã hình thành.
Bạn có biết nguồn gốc của kim cương là gì? Qua những nghiên cứu chuyên sâu về tỷ lệ đồng vị, carbon trong kim cương ngoài C-12 và C-13 còn có nguồn gốc từ các chất vô cơ, hữu cơ. Nguồn hữu cơ chính là những loài thực vật sau khi chết chìm xuống mặt đất. Còn nguồn vô cơ đã có sẵn bên trong lớp vật chất trung gian của trái đất.
Điều gì khiến kim cương ngày càng được nhiều người ưa thích?
Từ lâu, kim cương là loại đá quý được nhiều người ưa thích nhất. Nó sở hữu những đặc tính khiến bất kỳ ai cũng thèm muốn. Tên gọi kim cương là gì bạn biết không? Đó là Diamond bắt nguồn từ một tính từ trong tiếng Hy Lạp: Adamas. Có nghĩa là không thể phá hủy.
Kim cương có độ bền và khả năng chịu nhiệt rất cao. Nó tượng trưng cho sự vĩnh cửu, bền vững của tình yêu. Do đó, đây chính là nguyên liệu được yêu thích nhất trong các sản phẩm nữ trang.
Tìm hiểu kim cương là gì, chúng ta cũng không thể bỏ qua vẻ đẹp tuyệt vời của nó. Độ trong suốt, khả năng hấp thụ các dải màu trong ánh sáng đã mang đến cho nó sức hấp dẫn lạ kỳ.
Có thể nói, mỗi viên kim cương chính là một sản phẩm hoàn mỹ được chắt chiu bởi thiên nhiên và mài dũa từ con người. Đây chính là một vẻ đẹp khó gì sánh bằng mà con người đang sở hữu.
So sánh kim cương tự nhiên và nhân tạo
Kim cương nhân tạo – Sự khao khát chạm tới cái đẹp của con người
Tìm hiểu kim cương là gì, chúng ta không thể bỏ qua những viên đá tuyệt đẹp được con người sản xuất trong những năm gần đây.
Kim cương nhân tạo còn được biết đến với tên gọi kim cương tổng hợp. Nó là loại đá quý được sản xuất bởi con người với ánh quang, tính chất vật lý tương tự như kim cương tinh khiết.
Hiện tại, chất lượng kim cương nhân tạo đang tăng rất nhanh. Nó thể hiện khao khát được chạm vào cái đẹp hoàn mỹ của con người ở hiện đại. Mang đến cơ hội sở hữu và sử dụng kim cương cho nhiều người hơn.
Phân loại kim cương tự nhiên và kim cương nhân tạo
Đặc điểm đơn giản để so sánh kim cương là gì?
Rất khó để một người không chuyên có thể nhận biết được các loại kim cương bằng mắt thường. Tuy nhiên đây là một vấn đề quan trọng, giúp mọi người không bị “hớ” khi mua hàng.
Dưới đây là một số đặc điểm giúp khách hàng nhận biết kim cương đơn giản hơn.
Nhiệt độ
Kim cương là đá tự nhiên, khi chạm vào sẽ có cảm giác mát lạnh. Dù ở môi trường nào, điều này cũng không thay đổi. Điều này không có ở sản phẩm nhân tạo. Để cảm nhận rõ nét và chính xác nhất, bạn có thể áp kim cương lên má để kiểm tra.
Nhỏ một giọt nước
Khi thử kim cương, khách hàng có thể nhỏ một giọt nước trên bề mặt. Nếu giọt nước lan chậm, đó chính là đá quý tự nhiên. Còn nếu nó lan nhanh, đó là sản phẩm nhân tạo.
Ngoài ra, mọi người có thể thử bằng cách thổi hơi vào kim cương. Nếu là đá quý khai thác tự nhiên, nó sẽ không bám hơi nước và ngược lại. Nó sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi cách nhận biết đơn giản nhất của kim cương là gì.
Chà kim cương bằng giấy nhám
Nếu không biết cách nhận biết kim cương là gì, hãy nhớ kim cương tự nhiên nổi tiếng với độ bền và vẻ đẹp hoàn hảo. Để thử nghiệm, khách hàng hãy chà một miếng giấy nhám lên bề mặt. Nếu không để lại vết xước, đó là kim cương tự nhiên.
Dựa vào cấu trúc
Kim cương tự nhiên có cấu trúc tinh thể vô cùng phức tạp. Nếu đặt nó trên một cuốn sách, hình ảnh bên dưới sẽ bị mờ và méo mó. Điều này không xảy ra ở kim cương nhân tạo.
Mua kim cương ở đâu uy tín và chất lượng
Có thể thấy rằng, kim cương thực sự là một loại đá quý được nhiều người yêu thích. Nếu bạn đang thắc mắc kim cương là gì hay không biết làm sao để chọn được một viên kim cương tốt, hãy liên hệ ngay với chúng tôi.
Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực đá quý, chúng tôi tự hào mang đến những sản phẩm tuyệt mỹ dành cho khách hàng. Đảm bảo mọi người có được những viên kim cương đẹp, sở hữu chất lượng như mô tả.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để biết kim cương là gì và có được những sản phẩm hoàn mỹ nhé.
Thông tin liên hệ
Công ty TNHH đá quý Quốc Bảo
- Hotline: 0962.814.888 – 0335.229.888
- Email:
- Website: https://kinggems.vn/
- Địa chỉ: 344 Nguyễn Tất Thành, Yên Thế, Lục Yên, Yên Bái
King Gems hân hạnh phục vụ Quý khách hàng với một dịch vụ chuyên cần, tận tâm nhất.